9+ Cách Kiềm Chế Nước Mắt Cho Người Dễ Khóc

20 Likes Comment
cach-kiem-che-nuoc-mat

Những người dễ khóc thường là những người có trái tim khá nhạy cảm. Họ có thể rơi nước mắt khi xem 1 bộ phim buồn, trải qua một giai đoạn khó khăn hay gặp phải sự cố nào đó… Tuy nhiên, không phải ở môi trường nào chúng ta cũng có thể thoải mái khóc được. Vì vậy, status.vn sẽ gửi đến bạn 9+ cách kiềm chế nước mắt, kiểm soát lại cảm xúc cá nhân.

Như Thế Nào Là Người Dễ Khóc

cach-de-kiem-che-nuoc-mat
Khi mức độ căng đạt đến cực hạn thì những chuyện tưởng nhưng vô cùng nhỏ nhặt đó giống nhưng là một chiếc “van nước” được gạt cần

Tiến sĩ Elaine N.Aron từng có nghiên cứu, đánh giá: người dễ khóc còn có thể được gọi là người siêu nhạy cảm. Phản ứng khóc, xảy ra khi họ đang trải qua một loại cảm xúc quá lớn, có thể: buồn, xúc động, cơn thịnh nộ hoặc vui không kìm được nước mắt… Những người này thường có tần suất rơi nước mắt nhiều hơn người khác.

Nguyên Nhân Khiến Người Ta Dễ Khóc

Thực tế cho thấy, nguyên nhân khiến một người “bỗng dưng muốn khóc”, có thể đến từ rất nhiều nguyên do, trong đó:

Mức độ căng thẳng

Những lúc căng thẳng quá mức hoặc kiệt sức chỉ cần một chút xúc tác rất nhỏ cũng có thể khiến cho những trái tim nhạy cảm rơi nước mắt. Người ngoài nhìn vào có thể cho rằng, đó chỉ là những việc nhỏ, có gì đáng phải không. Nhưng lại không ai hiểu người trong cuộc đang phải chịu đựng những gì.

Nguyên do đến từ tính cách 

Những người thường xuyên rơi nước mắt là những người có khả năng đồng cao khá cao. Theo nghiên cứu của tạp chí Emotion Review, chỉ ra rằng: người thuộc nhóm neuroticism, thường hay có cảm cảm giác lo lắng, nghi ngờ bản thân. Do đó, dẫn đến tình trạng khóc nhiều và thường xuyên hơn.

Nguyên do đến từ giới tính

Một đều dễ dàng như thấy, rằng nữ giới có xu hướng khó kiềm chế nước mắt hơn nam giới. Theo xác nhận của một nghiên cứu, phái yếu khóc nhiều hơn phái mạnh gấp 2 – 4 lần. 

Theo APA, nội tiết tố testosterone của nam giới có khả năng ức chế khóc. Đối với nữ giới, có hormone prolactin cao khiến họ dễ rơi nước mắt. Đồng thời, phái đẹp cũng dễ bị rơi vào hội chứng trầm cảm và tổn thương tâm lý.

Chịu ảnh hưởng của môi trường

Môi trường sống thời thơ ấu ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ khóc của một người. Nói một cách dễ hiểu hơn, người dễ bị rơi nước mắt, là người đã phải cất giấu quá nhiều cảm xúc từ khi còn bé.

Cách Kiềm Chế Nước Mắt

Theo nhà tâm lý học Geraghty, không thể nhận định, rằng việc khóc không thể phân định được thành “đúng” hay “sai”. Khi khóc, cơ thể chúng ta đang loại bỏ những hormone gây căng thẳng, cùng những loại độc tố khác và xoa dịu nỗi đau.

Tuy nhiên, nếu bạn không muốn rơi nước mắt trước chốn đông người hay những môi trường không phù hợp, có thể áp dụng những phương pháp khoa học sau đây:

Sử dụng dụng cụ để đánh lạc hướng bản thân

Sử dụng thứ gì đó để đánh lạc hướng bản thân là cách kiềm chế nước mắt phổ biến nhất thường được áp dụng. Bạn có thể chơi rubik, vẻ tranh, tô màu, nghe những bài nhạc vui tươi hoặc nhìn vào gì đó khiến bạn có thể bình tâm trở lại.

Nghĩ về những điều tích cực

Thay vì gặm nhấm nỗi buồn, bạn hãy hướng tâm trí mình đến những điều tích cực. Chuyển hướng suy nghĩ của mình ra khỏi vùng cảm xúc tiêu cực giúp bạn có thể ngừng việc rơi nước mắt ở những nơi công cộng, công sở. 

Vận dụng những bài học tập hít thở

cach-kiem-che-nuoc-mat
Khi bực tức hãy hít bằng mũi 4s, giữ 2s và mím môi thở trong 8s – Cách kiềm chế nước mắt theo chuyên gia sức khỏe Theresa.

Khi nhận thấy nước mắt mình đang trực trào rơi, hãy thử nhắm mắt lại vào hít một hơi thật sâu rồi thở ra chầm chậm. Làm như vậy cho đến khi bạn kiểm soát lại được cảm xúc của mình. Liệu pháp này giúp bạn bình tâm tốt hơn, tránh nói ra những lời không hay khi tâm trạng không ổn định.

Chớp & chuyển động mắt

Đảo mắt nhìn xung quanh và chớp mắt liên tục có thể giúp bạn kiềm chế nước mắt không rơi xuống. Tránh những tình huống xấu hổ không cần thiết và những đánh giá thiếu thiện chí.

Thư giãn cơ mặt 

Khi bạn sắp khóc, cơ mắt sẽ thường giữ ở trạng thái rất căng thẳng. Hãy tập trung giãn các cơ trên mặt ra nếu thấy nước mắt đang chực trào rơi xuống. 

Tránh đi chỗ khác

Khi cảm xúc đã đạt ngưỡng quá ức chế, rời đến một địa điểm khác chính là cách kiềm chế nước mắt tốt nhất trước mặt người khác. Hãy quay về chỗ sau khi tâm trạng bình ổn trở lại.

Sử dụng lời nói

Trong đời sống giao tiếp hằng ngày, có thể bạn sẽ vướng phải những cuộc trò chuyện lệch sóng và có cũng có thể là nguồn cơn của mọi sự tức giận. Trình trạng này hoàn toàn khiến bạn không thể không chế được mà rơi nước mắt. 

Vậy nên, học cách nói chuyện lưu loát, giao tiếp bình tĩnh, hiệu quả sẽ là cách để bạn kiềm chế nước mắt hiệu quả nhất. Đây cũng chính là chiếc chìa khóa giúp bạn vượt qua sự việc khi đối mặt với những tình huống này.

Loại bỏ những thứ uất nghẹn trong lòng

Bạn sẽ có cảm giác như có thứ gì đó chặn ngay ở trước cuống họng mình khi ức chế và muốn bật khóc. Trường hợp này bạn hãy thử đi uống nước hoặc ngáp một cái để phản ứng này biến mất đi.

Tập thể dục

Luyện tập một số bài thể dục nhỏ giúp cơ thể bạn tạo ra endorphin – một chất giúp tinh thần trở nên vui vẻ và phấn chấn, giảm stress. Đây là cách kiềm chế nước mắt hiệu quả, một giải pháp cần được áp dụng và rèn luyện lâu dài.

Có rất nhiều lý do để khiến bạn khóc. Tuy nhiên, cuộc sống này là một chuỗi những nghịch cảnh nối tiếp nhau. Hãy rèn luyện cho bản thân trở nên thật mạnh mẽ và áp dụng những cách kiềm chế nước mắt được nêu trên nhé.

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 4.9 / 5. Vote count: 20

No votes so far! Be the first to rate this post.

You might like

About the Author: Thục Nhi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *